Ứng dụng máy tạo khí ozone trong hệ thống nuôi trồng thủy, hải sản

Nuôi trồng thủy hải sản là một trong những ngành kinh tế khá phát triển ở nước ta, đem lại lợi nhuận kinh tế lớn cho nước ta. Nhưng ngành nuôi trồng thủy hải sản ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn như dịch bệnh gây tổn thất lớn cho người dân, nguyên nhân chủ yếu gây ra dịch bệnh là do nguồn nước gây ra một phần còn do người nuôi mua và sử dụng nhiều sản phẩm chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường, thức ăn và giống kém chất lượng. Vậy làm thế nào để giảm dịch bệnh và tăng hiệu quả cho ngành nuôi trồng thủy hải sản?

Để giảm dịch bệnh và giúp cho vật nuôi phát triển nhanh các nhà khoa học đã ngiên cứu và ứng dụng máy tạo khí ozone vào trong ngành nuôi trồng. Ozone có hiệu quả cao trong việc loại bỏ các tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến thủy sản và hải sản. Bên cạnh đó, chúng còn góp phần cải thiện chất lượng nước bằng cách giảm nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), Amoniac, Nitrit, khử mùi. Chúng ta cùng tìm hiểu về ozone và ứng dụng của máy ozone trong hệ thống nuôi trồng thủy hải sản nhé.

Công nghệ ozone trong nuôi trồng thủy sản

Ozone có tác dụng diệt khuẩn trong nước rất hữu hiệu, nếu nước chỉ chứa vi khuẩn thì lượng ozone đưa vào chỉ cần rất nhỏ, 0,5 ppm đã có thể đạt hiệu suất sát khuẩn trên 97%. Người ta đã quan sát thấy rằng lượng ozone dư bằng 0,45 ppm chỉ sau 2 phút siêu vi trùng có thể bị tiêu diệt, trong khi đó phải cần đến 1 ppm chlorine và thời gian tiếp xúc đến 3 giờ mới cho kết quả tương tự. Ngoài ra ozone còn có khả năng oxy hoá các hợp chất hữu cơ gây ra màu, mùi vị trong nước tốt hơn chlorine. Ngoài khả năng diệt khuẩn, ozone còn có khả năng phân huỷ các khí độc hại trong môi trường nước như: NO2-, H2S và kết tủa một số kim loại nặng Fe2+, Mn2+ …

Ngoài các chức năng trên ozone còn có khả năng làm kết tụ các vật chất lơ lửng trong nước, phân huỷ các hợp chất hữu cơ… Ozone là chất oxy hoá rất mạnh, hoàn toàn có thể thay thế các hoá chất trong xử lý nước. Trong nuôi thủy sản Ozone được sử dụng như chất đặc biệt trong khâu sau cùng của quá trình xử lý nước nhằm lọai bỏ vi khuẩn mà không cần đến hóa chất khử trùng để diệt khuẩn. Sục ozone trong khoảng thời gian 4 phút với nồng độ 0,4 ppm có thể tiêu diệt vi khuẩn và 99,9% khả năng hoạt động của virus. Sản phẩm của quá trình ozone hoá thường là các chất giàu oxy và giảm phân tử lượng các hoá chất. Phương pháp xử lý nước cho các trại sản xuất giống tôm, cá bằng công nghệ ozone đã được áp dụng nhiều nơi trên thế giới, kết quả ứng dụng đã đem lại năng suất cao và giảm tỷ lệ thất bại. Ở Việt Nam tuy chưa phổ biến nhưng đã có nhiều trại sản xuất giống tự tìm hiểu và áp dụng công nghệ ozone để xử lý nguồn nước đầu vào và công nghệ sinh học trong suốt quá trình sản xuất tôm giống, kết quả thu được cũng khả quan. Hiện nay, việc sử dụng công nghệ ozone trong quá trình ương nuôi là một giải pháp nhằm cải thiện chất lượng nước, giảm lượng vật chất hữu cơ trong môi trường nước nuôi rất đảm bảo và an toàn.

Ứng dụng của máy ozone trong xử nước nước nuôi trồng thủy sản

Việc ứng dụng máy tạo khí ozone từ lâu đã được ứng dụng trong các nước phát triển, máy ozone không chỉ được ứng dụng trong ngành nuôi trồng mà máy ozone còn được ứng dụng trong xử lý nước sinh hoạt, xử lý nước thải, xử lý khí thải, diệt khuẩn, nấm mốc… và trong nuôi trồng thủy hải sản máy ozone thường được lắp đặt ngay nguồn nước đầu vào hoặc trong hệ thống toàn hoàn. Máy ozone được ứng dụng trong nuôi trồng thủy hải sản như sau:

1. Ozone làm giảm các chất hữu cơ trong nước

Thông thường người ta sử dụng nước cấp cho trang trại nuôi trồng thường là nước mặt hoặc nước ngầm trong nước có thể chứa các tạp chất hữu cơ trong nước và Ozone có thể tạo ra phản ứng oxy hóa với nhiều chất hữu cơ, chất vô cơ trong nước bằng cách như sau:

  • Oxy hóa trực tiếp: Tức là ozone dưới hình thức phân tử, trực tiếp phản ứng với các chất hữu cơ trong nước.
  • Oxy hóa gián tiếp qua gốc (OH-): Ozone phản ứng với các chất hữu cơ có chứa (Chất ăn mòn, chất diệp lục, acid amino, loại amin, hợp chất NO2, nông dược, …), sau đó chất trung gian phản ứng này đào thải kép trong nội phân tử, hình thành thể hợp chất phối hợp giữa N-Hydroxylamine, NO. Những chất này sau khi ozone hóa, hình thành các loại chất như: Aldehyde, amide, acid …

Quá trình oxy hóa trực tiếp xảy ra tương đối chậm so với oxy hóa gián tiếp”

Phản ứng gián tiếp thường xảy ra với môi trường nước có nồng độ pH cao. Ngược lại, khi pH thấp, phản ứng thiên về phản ứng trực tiếp.

Sau quá trình oxy hóa, các chất hữu cơ có trong ao nuôi trồng thủy hải sản sẽ bị phân hủy, tạo thành các chất mới và không còn gây hại cho vật nuôi.

2. Sử dụng ozone để khử trùng nước

Ozone có tính năng diệt trùng rất hiệu quả, đặc biệt là việc khống chế vi khuẩn trong môi trường nước. Ozone có tính chất oxy hóa diệt hầu hết các loại vi khuẩn (mạnh hơn Clo 600 lần, nhanh hơn Clo 3000 lần). Các loại vi khuẩn que, khuẩn tụ cầu — khuẩn gây bệnh viêm ruột Salmone, khuẩn gây bệnh lao và các vi rút khác. Nồng độ sử dụng chỉ cần 0,5 đến 1g O3/m3 đã có thể tiêu diệt gần hết các vi khuẩn và vi rút nói trên.

3.  Sử dụng ozone khử mùi nước nuôi trồng

Sự xuất hiện của mùi trong nước nuôi trồng thủy, hải sản chủ yếu là do các loại vi khuẩn, nấm mốc cùng sự phân hủy các chất hữu cơ, tảo sinh ra. Theo nghiên cứu về vi khuẩn sinh vật học, sự xuất hiện của mùi trong nước có thể do các nguyên nhân sau:

  • Vi khuẩn phóng tuyến thích khí và sinh vật phù du trong nước cùng tồn tại phát ra mùi hôi thối của đất
  • Các thức ăn dư thừa cũng là nguyên nhân gây ra mùi hôi thối trong nước nuôi trồng
  • Tảo nước, lá rụng … phân giải trong nước sẽ tạo ra acid Chlolatic từ đó sinh ra mùi hôi thối.

Theo tài liệu nghiên cứu thì Ozone có khả năng sát khuẩn cao ngăn ngừa sự phát triển của phù du sinh vật… hơn thế nữa Ozone có khả năng phân hủy các chất hữu cơ có mùi nhờ khả năng oxy hóa cao, tấn công trực tiếp vào gốc gây mùi và nhanh chóng phá hủy liên kết của chúng. 

4. Sử dụng máy ozone để loại bỏ tảo trong nước

Sự tăng trưởng quá mức của những loài tảo này là kết quả của dư thừa chất dinh dưỡng (phospho và nitơ) trong nước ao. Một số loại tảo như tảo lam, tảo giáp, tảo mắt… các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như: Các loại tảo này thường tiết ra độc tố gây hoại tử gan tôm, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh, đây là một trong những nguyên nhân gây ra dịch bệnh cho vật nuôi.

Trước đây người ta thường dùng những biên pháp thủ công như vớt tảo hay sử dụng vôi nhưng biện pháp này chỉ là biện pháp tạm thời, gần đây các nhà khoa học đã ứng dụng khí ozone dùng để xử lý nước nuôi trồng thủy hải sản và khí ozone có khả năng tiêu diệt đến 99% thành phần tảo

5. Ozone có tác dụng với sinh vật phù du

Thực vật phù du là một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái ao nuôi trồng thủy sản, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nước trong ao nuôi. Mặc dù thực vật phù du thường là có lợi cho các ao nuôi trồng thủy sản, nhưng sự nở hoa của chúng có thể trở nên quá mức và gây ra những tác động tiêu cực. Nếu không được quản lý tốt, ở một số điều kiện nhất định, chúng có thể thực sự là vấn đề trong nuôi tôm và cá. Sử dụng ozone để tiêu diệt sinh vật phù du trong nước của ozone là một quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Trong điều kiện bình thường, khi ozone thêm vào là 2,08mg/l, hiệu suất tiêu diệt động vật phù du có thể lên đến 50%. Khi thêm lượng ozone đạt 4,17mg/l, hiệu suất lên đến 100%.

Như vậy chúng ta đã biết được ozone được ứng dụng như thế nào trong công nghệ nuôi trồng thủy hải sản. Nhưng ozone nếu cho hàm lượng quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến vật nuôi vì vậy cần có thêm máy đo nồng độ ozone. Để có hiệu quả tốt nhất các bạn hãy liên hệ với chúng tôi “Hotline: 0966.59.69.08 Mr Long” nhân viên kỹ thuật sẽ tư vấn cho bạn tận tình nhất về ozone cũng như cách sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *